Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề xuất nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản

Tham dự Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp.

Ngày 2/8, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1113 gửi Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an…; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố… về việc mời tham dự Hội nghị trực tuyến về đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Chiều nay (3/8), Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở Chính phủ và trụ sở UBND các tỉnh, thành phố.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo các Bộ, ngành đã báo cáo kết quả thực hiện các chính sách của Nghị quyết 33; cộng đồng doanh nghiệp trình bày những khó khăn và vướng mắc đang gặp phải.

Về phía Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng có bài phát biểu tại Hội nghị.

Theo TS. Nguyễn Văn Khôi, Nghị quyết 33 là Nghị quyết có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản suốt thời gian qua.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 33, Chính phủ đã thể hiện rõ vai trò chỉ đạo, điều hành quyết liệt của mình. Vì vậy, các nhóm giải pháp đã có những tác động tích cực đến thị trường bất động sản cũng như cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên trong khâu tổ chức thực hiện, TS. Nguyễn Văn Khôi cho rằng, việc giải quyết các nhóm vướng mắc theo báo cáo định kỳ của các bộ, ngành, địa phương còn chậm, do đó mà nhiều dự án chưa được tháo gỡ kịp thời.

Toàn cảnh Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. (Ảnh: Nhật Bắc)

Nêu ra các nhóm vướng mắc mà dự án bất động sản đang gặp phải, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, hiện có 04 nhóm chính, gồm: Nhóm các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý đất đai; nhóm vướng mắc liên quan đến quy hoạch; nhóm liên quan đến chi phí đầu tư và nhóm liên quan đến việc xác định giá nhà.

Vì vậy, đề xuất tháo gỡ khó khăn chung cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản cũng như các dự án, lãnh đạo VNREA cho rằng, bên cạnh hoàn thiện dự thảo 3 luật quan trọng liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, các Bộ, ngành, địa phương cũng cần tập trung hơn nữa việc thực hiện Nghị quyết 33, Nghị định 08, Nghị định 10…

“Phải vận dụng tối đa nhất các chính sách đã ban hành để đưa vào tháo gỡ những khó khăn của hiện tại”, TS. Nguyễn Văn Khôi nói.

Đối với chính quyền địa phương, cần chủ động giải quyết các nhóm vướng mắc liên quan đến thẩm quyền của cấp mình, báo cáo kịp thời tiến độ theo định kỳ và phải chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để giải quyết.

Đối với các doanh nghiệp phát triển bất động sản, cần triển khai mạnh hơn các giải pháp chỉ đạo của Thủ tướng về việc cơ cấu lại sản phẩm, phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực của người dân. Cùng với đó là hướng dẫn các nhà đầu tư về phương án giãn, hoãn nợ. Đặc biệt, doanh nghiệp bất động sản nên tích cực tham gia phát triển các dự án nhà ở xã hội để đồng hành cùng Chính phủ trong việc cải thiện nguồn cung nhà ở giá rẻ trên thị trường, hướng thị trường cân bằng cung – cầu.

Nói riêng về phân khúc nhà ở xã hội, Chủ tịch VNREA đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm cải thiện nguồn cung, thu hút giới đầu tư phát triển.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ảnh: Nhật Bắc.

Theo đó, thứ nhất là cần có những cơ chế đủ mạnh cả đầu vào lẫn đầu ra để hấp dẫn chủ đầu tư tham gia thực hiện Đề án “Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” như: Lựa chọn nhà đầu tư giao đất, không chờ chủ đầu tư đề xuất; quy trình đầu tư cần phải có tính đặc thù, giải quyết nhanh gọn.

Thứ hai, tiêu chí người mua nhà hiện nay đang được thực hiện theo quy trình thủ tục xét duyệt rườm rà. Vì vậy, nên rút ngắn thời gian, đơn giản hoá thủ tục trong việc xác định đối tượng được mua nhà, giúp người mua nhà dễ dàng tiếp cận hơn.

Thứ ba, quy định tại gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thì lãi suất cho vay đối với chủ đầu tư phát triển dự án bất động sản là 8,7% còn người mua nhà là 8,2%. Tuy nhiên, ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, lãnh đạo VNREA cho biết, mức lãi suất này đang khá cao so với khả năng chi trả của họ. Vì vậy, lãi suất cho vay đối với chủ đầu tư nên hạ xuống mức dưới 6% và người mua nhà là dưới 4,5%/năm.

Thứ tư, VNREA đề xuất các chính quyền địa phương nên chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng để tiếp cận tốt hơn với các doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở xã hội. Các địa phương cũng nên điều chỉnh quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó có phân khúc nhà ở xã hội linh hoạt, có định hướng./.

“Pragmatic Play Slot Bonus

“Pragmatic Play Slot Bonusu Olympus Slot Machine Oyununun Kapıları Çalın Yuva Oynamak Için Ücretsiz Content Gates Of Olympus’ta Bonus Özellikler Ve Ücretsiz Döndürmeler Biçim” “Empieza

icon back to top