Vĩnh Long: Tam Bình sẽ là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 2215/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định này, huyện Tam Bình với tổng diện tích tự nhiên khoảng 290,65km2; là huyện nằm trên trục đường thủy sông Măng Thít, nằm về phía Nam của tỉnh Vĩnh Long; đây là khu vực tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh chất lượng cao; và là trung tâm du lịch mang nét đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long.

Vĩnh Long: Tam Bình sẽ là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao
Một góc huyện Tam Bình.

Hiện trạng kinh tế-xã hội

Huyện Tam Bình có tổng diện tích tự nhiên khoảng 290,65km2, được giới hạn: Phía Đông giáp huyện Trà Ôn; Phía Tây giáp thị xã Bình Minh và huyện Bình Tân; Phía Nam giáp huyện Trà Ôn; Phía Bắc giáp huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Theo Niên giám thống kê năm 2022 của huyện Tam Bình (ban hành tháng 6/2023) thì dân số toàn huyện khoảng 152.595 người định cư trong 01 thị trấn và 16 xã, quy mô dân số tại các xã phân bố không đều: Thị trấn Tam Bình dân số 4.958 người, chiếm 3,3% dân số toàn huyện. 4 xã: Phú Thịnh, Mỹ Thạnh Trung, Loan Mỹ, Ngãi Tứ quy mô dân số trên 10.000 người, chiếm 31,90% dân số toàn huyện. Các xã còn lại quy mô dân số từ 6.000 – 10.000 người. Trong đó dân số đô thị khoảng 4.958 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 3,25%

Năm 2022, Tam Bình đạt giá trị sản xuất nông nghiệp-thủy sản 5.997.487 triệu đồng (giá so sánh 2010), tăng 1,3% so với năm 2021. Trong đó nông nghiệp là chủ đạo khi chiếm 95,5% tổng giá trị sản xuất ngành. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ) 65,55% – 26% – 8,45%. Tổng diện tích trồng lúa đều tăng so với cùng kỳ và đạt kế hoạch đề ra. Chyển đổi diện tích sang trồng cây ăn trái 532,48ha, nâng tổng diện tích vườn cây ăn trái toàn huyện là 9.160ha. Diện tích cam sành đạt chứng nhận VietGAP huyện đạt 71,1ha ở các xã: Bình Ninh, Loan Mỹ, Mỹ Thạnh Trung. Thủy sản duy trì, nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả như: mô hình nuôi lươn, nuôi tôm càng xanh, rắn, ếch… Vận động nhân dân tận dụng ao, hồ nuôi thủy sản, tăng 8,09% so cùng kỳ.

Trong năm 2022 tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, từ đó ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện được khôi phục và phát triển khá cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng cao so cùng kỳ năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 (theo giá so sánh 2010) đạt 660,275 tỷ đồng, tăng 29,42% so năm 2021. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 26,433 tỷ đồng giảm 0,34% so năm 2021; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 568,080 tỷ đồng tăng 27,15% so năm 2021; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,762 tỷ đồng, tăng 76,22% so năm 2021.

Thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, UBND huyện cụ thể hóa bằng Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động được thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho người tiêu dùng; góp phần nâng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022, trong năm 2022 tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, một số ngành, lĩnh vực phục hồi sản xuất kinh doanh sau thời gian dài đóng cửa để phòng chống dịch bệnh, từ đó tốc độ phát triển của ngành thương mại dịch vụ trong năm 2022 tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5.282,3 tỷ đồng, tăng 18,88% so với năm 2021.Trong đó: Bán lẻ hàng hóa: 4.276,2 tỷ đồng, chiếm 16,35%; Dịch vụ lưu trú, ăn uống: 787,4 tỷ đồng, chiếm 30,19%; Dịch vụ khác 218,7 tỷ đồng, chiếm 33,89%…

Vĩnh Long: Tam Bình sẽ là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao
Sơ đồ định hướng hệ thống hạ tầng xã hội.

Tầm nhìn và viễn cảnh

Tam Bình được định hướng là huyện nông thôn mới tiêu biểu, phát triển bền vững của tỉnh, tiến tới là vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao; Là vùng kinh tế năng động, phát triển mạnh về đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ, cùng nền công nghiệp chế biến nông thuỷ sản và nông nghiệp chất lượng cao, hướng tới xuất khẩu và hậu cần vùng đô thị lớn; Là vùng đô thị hóa với tỷ lệ không gian xanh trên quỹ đất xây dựng cao, phát triển bền vững; đậm đà bản sắc văn hóa của một đô thị vùng sông nước.

Mục tiêu quy hoạch huyện Tam Bình là phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; Phát huy sức mạnh tổng hợp, tiềm năng và lợi thế riêng của huyện để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, văn hóa – xã hội phát triển lành mạnh, đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, liên kết đô thị và các điểm dân cư nông thôn, đảm bảo phát triển cân bằng hài hòa giữa đô thị và nông thôn; Đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; Làm cơ sở triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch xây dựng nông thôn, xây dựng chương trình phát triển đô thị của tỉnh, hoạch định các chính sách phát triển, quản lý đô thị và các khu vực nông thôn, các khu vực phát triển công nghiệp, du lịch, nông nghiệp… và hệ thống các công trình chuyên ngành, đảm bảo vùng huyện phát triển hài hòa và bền vững, tạo cơ hội thu hút đầu tư. Đáp ứng được tiêu chí quan trọng để hướng tới mục tiêu đạt huyện nông thôn mới.

Dự báo đến năm 2030 dân số toàn huyện khoảng 160.000 – 180.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 22.000 – 27.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 13,6% – 15%. Dự báo đến năm 2040 dân số toàn huyện khoảng 190.000 – 205.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 38.000 – 50.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 20% – 25%. Dự báo về dân số nông thôn: Đến năm 2030 khoảng 140.000 – 150.000 người; Đến năm 2040 khoảng 145.000 – 155.000 người.

Dự báo đến năm 2030: Toàn huyện có 02 đô thị loại V là thị trấn Tam Bình và đô thị Cái Ngang. Dự báo đến năm 2040: Nâng cấp đô thị Tam Bình đạt tiêu chí đô thị loại IV, đến năm 2040 toàn huyện có 01 đô thị loại IV là thị trấn Tam Bình và 02 đô thị loại V là đô thị Cái Ngang và đô thị Song Phú. Khuyến khích phát triển các khu vực có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, môi trường cảnh quan sinh thái, văn hóa đặc trưng…; để hình thành khu đô thị mới với tính chất, chức năng là “đô thị phức hợp về thương mại, dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí” tại các xã Tân Phú, Long Phú, Mỹ Thạnh Trung, Loan Mỹ, Bình Ninh và Ngãi Tứ…

Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn được tổ chức chủ yếu theo dạng điểm và tuyến trên cơ sở khai thác hệ thống kênh, rạch và các tuyến giao thông chính (đường tỉnh, đường huyện, đường xã). Định hướng cải tạo nâng cấp các trung tâm xã, điểm dân cư hiện hữu và phát triển các điểm dân cư mới, quy mô tối thiểu của các điểm dân cư là 10ha… theo quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Toàn huyện được phân thành 03 phân vùng trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên, thực tế phát triển, các định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của huyện, các tác động của các dự án về phát triển hạ tầng, các khu chức năng, hệ thống đô thị, nông thôn:

Phân vùng Trung tâm: Vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao. Phạm vi bao gồm 09 đơn vị hành chính: Thị trấn Tam Bình và các xã: Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Song Phú, Tân Phú, Phú Thịnh và Long Phú, với diện tích khoảng 150km2 .

Phân vùng phía Bắc: Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng dịch vụ hỗ trợ các trung tâm, cực phát triển. Phạm vi gồm 05 xã: Tân Lộc, Hậu Lộc, Hòa Lộc, Hòa Thạnh, Hòa Hiệp, với diện tích khoảng 70km2 .

Phân vùng phía Nam: Vùng nông nghiệp, chuyên cây ăn trái, hoa màu kết hợp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủy sản. Vùng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phạm vi gồm 03 xã: Loan Mỹ, Bình Ninh, Ngãi Tứ, với diện tích khoảng 69km2.

Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là tiếp tục đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Song Phú và Cụm công nghiệp Phú An theo định hướng của tỉnh; Tiếp tục duy trì hoạt động của các làng nghề, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, tuy nhiên đối với các cơ sở không đảm bảo chất lượng môi trường sẽ di dời vào các khu, cụm công nghiệp tập trung để không ảnh hưởng đến môi trường

Định hướng phát triển du lịch, thương mại, dịch: Định hướng phát triển du lịch, dịch vụ gắn với dựa trên các tiềm năng, lợi thế đặc trưng về lịch sử, văn hóa, cảnh quan, môi trường của huyện (Khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang, Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Bia truyền thống Công an tỉnh Vĩnh Long, chùa Phước Hậu, chùa Ba Phố, Miếu Quan Tiền hiền Phan Công An, Nhà lưu niệm Ngọc Đầu Sư Nguyễn Văn Ngợi, chùa Kỳ Sơn, chùa Đại Thọ, các đặc trưng văn hóa của các đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện – trong đó có dân tộc Khmer, tuyến cảnh quan dọc sông Măng Thít, cồn Đông Hậu, vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp miệt vườn, sông nước và các làng nghề đặc trưng của huyện…). Bên cạnh đó tiếp tục duy trì, phát huy các cơ sở du lịch, dịch vụ hiện hữu của huyện.

Mạng lưới chợ tiếp tục nâng cấp, cải tạo và duy trì các chợ hiện hữu, đồng thời quy hoạch mới nhằm phù hợp với điều kiện thực tế đáp ứng nhu cầu cho người dân… Dự kiến xây dựng chợ đầu mối nông sản tỉnh, quy mô khoảng 2ha. Trung tâm thương mại, siêu thị: Quy hoạch hệ thống trung tâm thương mại tại các đô thị (Tam Bình, Cái Ngang, Song Phú) và xã Bình Ninh. Quy hoạch hệ thống siêu thị gắn với các đô thị, gắn với các trung tâm xã và các cửa hàng tiện lợi tại điểm dân cư nông thôn. Tổ chức các khu dịch vụ hỗ trợ sản xuất gắn với các điểm dân cư nông thôn tại các xã nông thôn mới nâng cao.

Định hướng phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản: Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch nội ngành nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch lại sản xuất, liên kết, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng chất lượng, giá trị sản xuất/đơn vị diện tích. Hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Định hướng phân vùng phát triển các vùng sản xuất, vùng chuyên canh: Vùng trồng cây hàng năm quy mô khoảng 15.583ha phân bố đều tại các xã trong huyện, trong đó định hướng: Xây dựng vùng sản xuất lúa sạch liên kết tiêu thụ khoảng 150ha tại xã Mỹ Lộc. Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao khoảng 8.000ha ở các xã có cánh đồng mẫu lớn. Vùng trồng cây lâu năm quy mô khoảng 7.600ha phân bố đều tại các xã trong huyện. Vùng nuôi trồng thuỷ sản quy mô khoảng 141ha tại các xã Phú Thịnh, Tân Phú, Song Phú, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Ngãi Tứ…

Vùng nông nghiệp khác bao gồm các khu chăn nuôi tập trung, quy mô khoảng 16ha tập trung tại các xã cụ thể như sau: Vùng chăn nuôi bò thịt (tập trung ở các xã Tường Lộc, Phú Lộc, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung), vùng chăn nuôi heo (tập trung ở các xã Mỹ Thạnh Trung, Ngãi Tứ, Hòa Lộc, Hòa Hiệp), vùng chăn nuôi gia cầm (tập trung ở các xã Mỹ Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Bình Ninh, Tân Phú…), vùng chăn nuôi dê (tập trung ở ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Long Phú…).

Mostbet Türkiye Çevrimiçi Kumarhane Mostbet Casin

Mostbet Türkiye Çevrimiçi Kumarhane Mostbet Casino Mostbet, Mostbet Giriş, Mostbet Güncel Giriş Adresi Content Mostbet Mobil Uygulaması Mostbet Nasıl Kayıt Olurum? Mobil Uygulamada Oturum Açma

icon back to top